Bạn đã bao giờ nghe tới chiêm tinh học và định nghĩa về ngành nghiên cứu vừa huyền bí lại vừa lôi cuốn này chưa? Nếu đã từng biết đến, vậy bạn có bao giờ băn khoăn chiêm tinh học khác với thiên văn học như thế nào không? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chiêm tinh học với những kiến thức hứa hẹn sẽ vô cùng thú vị nhé!

Sự thật ít ai biết về chiêm tinh học

chiêm tinh học
Thiêm tinh học đã có từ xa xưa (Ảnh: Internet)

Có khi nào bạn ngước nhìn lên bầu trời đêm tĩnh mịch, cảm nhận được sự kỳ diệu của những ngôi sao tỏa sáng lấp lánh và tự hỏi rằng liệu những vì tinh tú trong hình dáng như vậy mang theo ý nghĩa gì đặc biệt hay chưa? Xuyên suốt lịch sử, con người đã nhìn ngắm bầu trời và có cảm giác khoảng không gian cao vời vợi ấy đang chứa đựng một bí mật vô cùng lôi cuốn.

Rất lâu trước khi những chiếc kính thiên văn được ra đời, thời kỳ mà con người còn chưa hiểu ý nghĩa thực sự của những ngôi sao, thì theo khía cạnh nào đó, họ cho rằng những ngôi sao trên bầu trời có ý nghĩa rất quan trọng đối với loài người. Họ cảm thấy những vì sao thật là kỳ diệu và quá đẹp đến mức chúng chắc chắn phải ẩn chứa một thông điệp đặc biệt nào đó.

chiêm tinh học
Con người cảm thấy những vì sao thật là kỳ diệu và quá đẹp đến mức chúng chắc chắn phải ẩn chứa một thông điệp đặc biệt nào đó (Ảnh: Internet)

Tính hiếu kỳ của con người về các vì tinh tú đã tạo ra ngành khoa học về thuật chiêm tinh. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều tài liệu ghi chép nghiên cứu về thuật chiêm tinh từ những tàn tích của các nền văn minh cổ đại như Hy Lạp, thành quốc Babylon, Trung Quốc, Roma,… Có thể nói, đây là ngành khoa học lâu đời nhất trên thế giới.

Các nhà chiêm tinh học đã quan sát được rằng dường như hầu hết các ngôi sao đều di chuyển cùng lúc trên bầu trời, chỉ có một số lượng nhỏ là di chuyển khá độc lập. Các nhà chiêm tinh học gọi những ngôi sao có sự chuyển động như vậy với cái tên “wanderers”. Ngày nay, con người gọi chúng là các hành tinh.

Trái đất của chúng ta là một hành tinh. Mỗi hành tinh đều chuyển động theo một đường tròn mang tên quỹ đạo quay xung quanh mặt trời, dù thực chất mặt trời cũng là một ngôi sao. Mặt trời và các tiểu hành tinh của nó tạo nên hệ mặt trời của chúng ta.

(Ảnh: Internet)
Chiêm tinh học là ngành khoa học lâu đời nhất trên thế giới (Ảnh: Internet)

Các nhà chiêm tinh học đã tìm được năm hành tinh “wanderer” và những hành tinh này vẫn được biết đến với những tên gọi từ thời xa xưa của chúng: sao Thuỷ, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc và sao Thổ. Tên của những ngôi sao này được đặt theo tên của các vị thần. Đó chính là điều khiến những nhà chiêm tinh học thời cổ đại tin rằng các hành tinh này tượng trưng cho thần.

Con người đã khám phá ra thêm ba hành tinh trong suốt 200 năm qua. Các nhà thiên văn học hiện đại đã lấy tên của những vị thần khác để đặt tên cho ba hành tinh này: Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh và Diêm Vương tinh. Một số nhà thiên văn học tin rằng vẫn còn một hành tinh khác chưa được khám phá ra trong hệ mặt trời.

Ngoài những vì sao và hành tinh, các nhà chiêm tinh học cũng quan sát thấy rằng mặt trăng chuyển động xoay tròn trên bầu trời. Đã từ rất lâu chúng ta đều biết rằng mặt trăng chuyển động xoay tròn là bởi nó di chuyển quanh trái đất theo quỹ đạo của riêng nó.

Chiêm tinh học chính là cái nôi đã sinh ra ngành thiên văn học hiện đại
Chiêm tinh học chính là cái nôi đã sinh ra ngành thiên văn học hiện đại (Ảnh: Internet)

Mặt trời mọc lên ở phía Đông và lặn xuống ở phía Tây. Nhờ đó chúng ta biết rằng trái đất – trên thực tế cũng có sự chuyển động đã tạo nên một vòng tròn tuần hoàn trong không gian, hay còn gọi là chu kỳ xoay vòng trong mỗi 24 giờ. Khi một nửa của trái đất được mặt trời chiếu sáng, người ta gọi đó là ngày. Khi một nửa còn lại không được mặt trời chiếu rọi, người ta gọi đó là đêm.

Các nhà chiêm tinh học đã ghi lại toàn bộ những gì mà họ biết về sự chuyển động của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh. Ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu về đề tài này với những chiếc kính thiên văn cỡ lớn và hình thức nghiên cứu này được gọi là ngành khoa học thiên văn. Chiêm tinh học chính là cái nôi đã sinh ra ngành thiên văn học hiện đại.

Sự khác biệt giữa chiêm tinh học và thiên văn học

Khoa học hiện đại phân biệt giữa chiêm tinh học và thiên văn học một cách rõ ràng. Trong khi các nhà thiên văn học tập trung vào việc tìm ra những sự thật mang tính khoa học về hệ mặt trời thì các nhà chiêm tinh học hiện đại vẫn tiếp tục nghiên cứu về mối liên kết giữa sự chuyển động của các hành tinh với cuộc sống của con người.

Khoa học hiện đại phân biệt giữa chiêm tinh học và thiên văn học một cách rõ ràng
Khoa học hiện đại phân biệt giữa chiêm tinh học và thiên văn học một cách rõ ràng (Ảnh: Internet)

Tuy các nhà chiêm tinh học hiện đại không còn cho rằng các hành tinh chính là những vị thần cai quản cuộc sống nữa nhưng họ vẫn tin có một mối quan hệ đặc biệt giữa mặt trời, mặt trăng và cuộc đời của mỗi chúng ta.

Bạn có thể xem các bài viết có liên quan tại đây:

Xem thêm

Khoai tây đã giúp phương Tây phát triển vượt trội như hiện nay?

Khoai tây là một trong 4 loại lương thực quan trọng nhất đối với nhân loại, bên cạnh gạo, bắp và lúa mì. Nhưng ít ai biết rằng, trong quá khứ, khoai tây đã từng bị cả châu Âu kì thị, gắn cho tên gọi là "trái táo quỷ". Vậy có phải khoai tây đã giúp phương Tây phát ...
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
3 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Huỳnh Chi

cảm ơn bạn vì bài viết này nhé